TEST SERA PH
Giá: Liên Hệ
Thông tin chi tiết
Test Sera PH – Đo độ PH trong môi trường ao nuôi tôm
Quy Cách đóng gói
+ Log: 6 Hộp
Độ PH là gì ?
Thông thường khoảng pH lý tưởng cho các loài động vật thủy sản nằm trong khoảng 6,0 – 8,5. Nếu độ pH thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tỷ lệ sống và khả năng nhiễm bệnh cao của các loài thủy sản nuôi.
Nếu pH lớn hơn 9,0 trong thời gian dài cũng sẽ gây nên tác hại ảnh hưởng giống như thấp hơn ngưỡng tối ưu. Trường hợp pH nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 10 sẽ gây tử vong cho vật nuôi thủy sản.
pH có giá trị từ 0 đến 14:
- pH = 7: môi trường trung hòa.
- pH < 7: môi trường axit (chua)
- pH > 7: môi trường kiềm.
Một số ví dụ:
- pH nước biển: 8,0 – 8,1
- pH nước chanh: 2,4
- pH mưa axit: <5,5
Một số biên pháp xử lý đáy ao:
Sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi cải tạo đáy ao. Kiểm tra pH đất đáy ao, tùy pH đất mà sử dụng lượng vôi thích hợp. Nếu pH càng thấp thì càng phải dùng nhiều vôi để tăng pH.
- pH>6 bón 300-600kg/ha
- pH<5 bón 1.500-2.000kg/ha
Xử lý nước trong ao như thế nào ?
Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi. Liều lượng 0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm từ 21-24giờ. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2.
Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng. Có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2. Hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy. Hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao.
2 yếu tố ảnh hưởng đến độ ph có thể kể đến đó là
+ Tính chất đất nền:
+ Tảo và vi sinh vật trong ao nuôi thủy sản:
Sử dụng Test pH để đo, chú ý trong ao độ pH thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, cần đo pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để theo dõi, nhận biết nguyên nhân biến động và xử lý kịp thời.